Cột mốc đặc biệt số 314 trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam-Campuchia. (Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN)
Ngày 26/12 tới, Việt Nam và Campuchia sẽ tổ chức Lễ khánh thành hai cột mốc 30 và 275 trên biên giới đất liền hai nước. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Hun Sen sẽ tham dự buổi lễ và cắt băng khánh thành. Theo Tin thế giới
Nhân dịp này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Nguyễn Anh Dũng đã trả lời câu hỏi phỏng vấn của TTXVN về ý nghĩa của sự kiện quan trọng, những chủ trương, giải pháp để sớm hoàn thành việc phân giới, cắm mốc trên toàn tuyến biên giới Việt Nam-Campuchia.
- Xin ông cho biết chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta trong việc giải quyết các vấn đề biên giới với các nước láng giềng, trong đó có việc phân giới, cắm mốc giữa Việt Nam và Campuchia?
Ông Nguyễn Anh Dũng: Chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta trong việc giải quyết các vấn đề biên giới với các nước láng giềng là thông qua thương lượng và các biện pháp hòa bình khác, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật biển của Liên hợp quốc năm 1982; không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Việc giải quyết các vấn đề biên giới với Campuchia cũng không phải là ngoại lệ.
- Đề nghị ông cho biết những cơ sở pháp lý và thành tựu của quá trình phân giới, cắm mốc giữa Việt Nam và Campuchia? Chia sẻ thông tin về những khó khăn, thách thức trong công tác này thời gian qua cũng như những giải pháp để sớm hoàn thành việc phân giới, cắm mốc trên toàn tuyến biên giới?
Ông Nguyễn Anh Dũng: Về cơ sở pháp lý, Việt Nam và Campuchia ký Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước ngày 20/7/1983. Hiệp ước này có hiệu lực vào ngày 27/9/1983. Hiệp ước quy định rõ: "Trên đất liền, hai bên coi đường biên giới hiện tại giữa hai nước được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương, thông dụng trước năm 1954 hoặc gần năm 1954 nhất (kèm theo 26 mảnh bản đồ được hai bên xác nhận), là đường biên giới quốc gia giữa hai nước."
Việt Nam và Campuchia ký Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia ngày 27/12/1985 (sau đây gọi là Hiệp ước năm 1985). Hiệp ước này có hiệu lực từ ngày 22/2/1986.
Việt Nam và Campuchia ký Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985 ngày 10/10/2005. Hiệp ước này có hiệu lực từ ngày 6/12/2005 (sau đây gọi là Hiệp ước Bổ sung năm 2005). Hiệp ước Bổ sung năm 2005 chỉ điều chỉnh sáu khu vực và một số đoạn biên giới sông suối để phù hợp với thông lệ quốc tế; riêng đối với đoạn biên giới liên quan đến khu vực Bu Prăng, hai bên thống nhất sẽ tiếp tục trao đổi.
Trong quá trình phân giới, cắm mốc, phát sinh vấn đề tại một số địa phương có tình trạng cư dân sinh sống vượt quá đường biên giới chuyển vẽ. Do đó, ngày 23/4/2011, đại diện Chính phủ hai nước Việt Nam-Campuchia đã ký "Bản Ghi nhớ về việc điều chỉnh đường biên giới trên bộ đối với một số khu vực tồn đọng giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia" (gọi tắt là MOU 2011). Theo đó, hai bên nhất trí duy trì đường biên giới quản lý thực tế, căn cứ đường biên giới pháp lý hoán đổi cân bằng về diện tích và lợi ích để không gây ảnh hưởng, xáo trộn cuộc sống, bảo đảm sự ổn định sinh hoạt, sản xuất của nhân dân khu vực biên giới hai bên.
Về những thành quả, căn cứ các hiệp ước nói trên, toàn bộ biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia đã được hoạch định, theo đó đường biên giới pháp lý trên đất liền giữa hai nước dài khoảng 1.137km, được thể hiện đầy đủ trên hai bộ bản đồ đính kèm Hiệp ước năm 1985, đó là bộ bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000 (gồm 40 mảnh) và bộ bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 (gồm 26 mảnh). Hai nước đã phân giới cắm mốc biên giới được khoảng trên 80%, chỉ còn lại khoảng dưới 20% đường biên giới chưa hoàn thành phân giới cắm mốc.
Theo Phap luat xa hoi
Thực hiện và áp dụng mô hình MOU 2011, từ đó đến nay, hai bên đã hoàn thành công việc hoán đổi đất tại một số khu vực thuộc sáu cặp tỉnh là Tây Ninh-Tboung Khmum (Kampong Cham trước đây), Tây Ninh-Svay Rieng, Đồng Tháp-Prey Veng, An Giang-Takeo, Kiên Giang-Takeo và Kiên Giang-Kampot.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét