Giới chức Tanzania cáo buộc Yang Feng
Glan - một phụ nữ Trung Quốc, điều hành một trong những đường dây buôn
lậu ngà voi lớn nhất ở châu Phi. Theo họ, đường dây của Yang đã vận
chuyển hơn 700 ngà voi – có giá trị lên tới 2,5 triệu USD ra khỏi lãnh
thổ Tanzania, BBC cho hay.
Phiên xử Yang diễn ra tại Dar es Salaam,
thành phố lớn nhất tại Tanzania, từ ngày 9/5. Người phụ nữ 66 tuổi phủ
nhận mọi cáo buộc.
Vậy Yang Feng Glan, người mà giới truyền
thông gắn cho biệt danh "Nữ hoàng ngà voi", là ai và những tội danh bà
sắp đối mặt là gì?
Lớn lên tại thành phố Bắc Kinh, Yang tới
Tanzania lần đầu trong thập niên 70. Bà là một trong những sinh viên
Trung Quốc đầu tiên tốt nghiệp ngành ngôn ngữ Swahili (ngôn ngữ phổ biến
tại nhiều nước ở phía đông nam châu Phi như Tanzania, Kenya, Uganda,
Rwanda, Burundi, Mozambique, Congo). Bà làm phiên dịch viên tiếng
Swahili cho dự án đường sắt nối Zambia với Tanzani. Chính phủ Trung Quốc
viện trợ cho dự án này.
Sự nghiệp hiển hách
China Daily cho biết, sau khi
dự án đường sắt kết thúc vào năm 1975, Yang quay trở lại Bắc Kinh để làm
trong Bộ Ngoại thương của chính phủ. Đến năm 1998, bà quyết định lập
hai doanh nghiệp ở Tanzania. Nữ doanh nhân thuê một tòa nhà hai tầng ở
trung tâm thành phố Dar es Salaam để mở nhà hàng Trung Quốc ở tầng trệt
và lập một công ty đầu tư mang tên Beijing Great Wall Investment ở tầng
trên.
Nhà hàng kinh doanh rất thuận lợi, song vào năm 2014, Yang nói vớiChina Daily:
“Giờ đây tôi không dựa vào nhà hàng để kiếm tiền. Thay vào đó, tôi thấy
một nơi mà mọi người từ Trung Quốc và Tanzania có thể giao tiếp, kết
thêm bạn và trao đổi thông tin”.
Vào năm 2012, Yang là Tổng thư ký Hội đồng Kinh doanh Trung Quốc – châu Phi tại Tanzania.
“Tôi biết tôi nên nghỉ hưu, nhưng mỗi
khi nghĩ tới lợi thế về ngôn ngữ và mạng lưới quan hệ, tôi nhận thây tôi
có thể giúp nhiều người Trung Quốc và Tanzania tăng cường quan hệ và
niềm tin. Vì thế tôi không muốn nghỉ. Bản thân tôi là biểu tượng của mối
quan hệ Trung Quốc – Tanzania”, bà từng tuyên bố như vậy vào năm 2014.
Song các nhà điều tra Tanzania khẳng
định Yang là nhân vật cộm cán trong một thế giới ngầm giữa Trung Quốc và
Tanzania. Đó là thế giới của những kẻ buôn lậu ngà voi.
Họ khẳng định bà là cầu nối giữa những kẻ săn voi ở Đông Phi và người mua ngà voi ở Trung Quốc trong hơn một thập kỷ qua.
Cơ quan điều tra trọng án Tanzania theo
dõi Yang trong hơn một năm. Họ bắt bà trong một cuộc rượt đuổi xe hơi
tốc độ cao hồi tháng 10/2015. Các công tố viên đưa bà ra tòa vì tội buôn
lâu ngà voi từ năm 2000 tới năm 2014.
Bọn săn voi và buôn ngà đang đe dọa sự
tồn vong của voi ở Trung Phi và Đông Phi. Số lượng voi ở Tanzania giảm
hơn 60% trong khoảng thời gian từ năm 2009 tới năm 2014.
Những người săn lùng ngà voi ở Trung
Quốc là nhân tố chính trong sự sụt giảm số lượng voi ở châu Phi. Ở Trung
Quốc, nhu cầu đối với ngà voi rất lớn, bởi người dân chế tác ngà thành
đồ trang sức hoặc làm thuốc.
Xem thêm
tin hinh su
Phản ứng của giới bảo vệ thiên nhiên
Phần lớn những phần tử buôn lậu sa lưới
chỉ thuộc hạng “tép riu”. Vì thế vụ bắt Yang Feng Glan là tin vui đối
với các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã.
“Đó là tin mà chúng tôi chờ đợi nhiều
năm. Chúng ta phải chấm dứt sự lộng hành của những kẻ mà pháp luật khó
động tới nếu chúng ta muốn cứu loài voi”, Andrea Crosta, người đồng sáng
lập Liên minh Hành động vì voi tai Mỹ, phát biểu.
Liên minh Hành động vì voi cáo buộc Yang
có mối liên hệ với nhiều công ty Trung Quốc ở nước ngoài, cũng như
người Hoa sống và làm việc tại Tanzania.
Xem thêm chuyencua sao
“Khi nói về trùm tội phạm, chúng ta
thường nghĩ tới một kẻ như Al Capone (tên tội phạm khét tiếng tại Mỹ
trong nửa đầu thế kỷ 19). Nhưng bà trùm ngà voi lại là một kẻ thuộc giới
tinh hoa của Trung Quốc, có quan hệ với những người có tiền và vị thế
xã hội cao”, Crosta nói.
Nếu tòa án Tanzania kết luận Yang phạm tội, mức án dành cho "Nữ hoàng ngà voi" có thể lên tới 30 năm tù.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét