Liên Kết Ngoài

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

Mỹ điều đặc nhiệm đến Trung Đông làm "món quà cho IS"?

ttxvn_binhsimy160126
Binh sỹ Mỹ điều tra tại hiện trường một vụ đánh bom ở Kabul, Afghanistan ngày 11/10/2015. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Theo Sputnik, cựu đại sứ Mỹ tại Saudi Arabia Chas Freeman cho biết quyết định của chính quyền Tổng thống Barack Obama thay đổi chiến lược trước đây và đưa lực lượng đặc nhiệm trên bộ trở lại Trung Đông sẽ được nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng "hoan nghênh."
Xem thêm  Du bao thoi tiet ha noi                                                 


Trả lời đài Sputnik, ông Freeman nói: "Đây là một món quà cho Daesh (IS). Cái gọi là Nhà nước Hồi giáo này đã tìm cách kích động binh ​sỹ Mỹ trở lại sân nhà của chúng."
Xem thêm  Anh gai xinh                                                               


Theo chuyên gia về Trung Đông này, thay vì bảo vệ Mỹ trước khủng bố, việc binh sỹ Mỹ trở lại Iraq sẽ gây nguy hiểm vì nó kích động những đối tượng ủng hộ IS tăng cường các cuộc tấn công trả đũa Mỹ.

Ông nhận định, lực lượng Mỹ càng can dự sâu vào chiến dịch chống IS ở Trung Đông, IS và các nhóm cực đoan khác sẽ có cớ để tiến hành tấn công dân thường Mỹ.
Xem thêm  Anh gai dep                                                                                   


Hôm 22/1, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết một bộ phận Sư đoàn Không vận 101 thuộc Lục quân Mỹ sẽ được tái triển khai tại Iraq để hỗ trợ quân chính quy Iraq giành lại Mosul và tiêu diệt tận gốc IS.

Ba nước "chung tay" tung lữ đoàn quân sự sát sườn Nga

Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Antoni Macierewicz cho biết thông tin trên trong lễ ra mắt lữ đoàn mới nói trên hôm 25-1. Lữ đoàn chung này ra đời với mục đích củng bố quốc phòng của khu vực sát sườn Nga này. Các bộ trưởng quốc phòng Lithuania và Ukraine cũng tham gia sự kiện.
ba-nuoc-tung-lu-doan-quan-su-chung-sat-suon-nga
Lữ đoàn quân sự chung gồm Ba Lan, Lithuania và Ukraine có thể đi vào hoạt động toàn diện vào năm 2017. Ảnh: NOI.MD
Bao gồm cả các binh sỹ Ba Lan và Lithuania thuộc NATO cũng như các binh sĩ Ukraine không thuộc NATO, lực lượng này sẽ tham gia vào các sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc và sẽ giúp nâng cao lực lượng vũ trang Ukraine.
Ông Macierewicz nhấn mạnh rằng lữ đoàn mới sẽ là lực lượng răn đe đối với bất cứ ai có thể đe dọa hòa bình trong khu vực.
Lữ đoàn quân sự chung mang tên "LITPOLUKRBRIG" nói trên được các Bộ trưởng Quốc phòng ba nước Ukraine, Ba Lan và Lithuania ký kết vào hồi tháng 7 tại Lvov (Ukraine). Lữ đoàn được thành lập theo sáng kiến của Lithuania. Đây cũng được cho là một
Xem thêm  Du bao thoi tiet ha noi                                                  
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Antoni Macierewicz cho biết thông tin trên trong lễ ra mắt lữ đoàn mới nói trên hôm 25-1. Lữ đoàn chung này ra đời với mục đích củng bố quốc phòng của khu vực sát sườn Nga này. Các bộ trưởng quốc phòng Lithuania và Ukraine cũng tham gia sự kiện.
ba-nuoc-tung-lu-doan-quan-su-chung-sat-suon-nga
Lữ đoàn quân sự chung gồm Ba Lan, Lithuania và Ukraine có thể đi vào hoạt động toàn diện vào năm 2017. Ảnh: NOI.MD
Bao gồm cả các binh sỹ Ba Lan và Lithuania thuộc NATO cũng như các binh sĩ Ukraine không thuộc NATO, lực lượng này sẽ tham gia vào các sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc và sẽ giúp nâng cao lực lượng vũ trang Ukraine.
Ông Macierewicz nhấn mạnh rằng lữ đoàn mới sẽ là lực lượng răn đe đối với bất cứ ai có thể đe dọa hòa bình trong khu vực.
Xem thêm  Anh gai xinh                                                              

Lữ đoàn quân sự chung mang tên "LITPOLUKRBRIG" nói trên được các Bộ trưởng Quốc phòng ba nước Ukraine, Ba Lan và Lithuania ký kết vào hồi tháng 7 tại Lvov (Ukraine). Lữ đoàn được thành lập theo sáng kiến của Lithuania. Đây cũng được cho là một

Việt Nam sẽ dùng vệ tinh mới giám sát Biển Đông?

Thông tin trên được Thời báo Kinh tế Ấn Độ ngày 4/1 đăng tải và được nhiều báo trong nước dẫn lại. Theo đó, trạm giám sát nói trên sẽ có lợi cho Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ theo dõi và thu thập các số liệu phản hồi từ vệ tinh.
Hiện nay, Ấn Độ đã thiết lập trạm theo dõi, giám sát vệ tinh ở Indonesia và Brunei. Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ sẽ kết nối trạm giám sát ở Việt Nam với trạm giám sát ở Indonesia.
Trạm giám sát này được coi như "điểm tựa chiến lược" của Ấn Độ ở khu vực Biển Đông, tăng cường vai trò của Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á, có lợi cho cả Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.
1-viet-nam-se-dung-ve-tinh-an-do-giam-sat-bien-dong-261345362-1453795319567-5-0-249-479-crop-1453795411506
Vệ tinh quan sát trái đất VNREDSat-1 của Việt Nam
Tờ Deccan Herald bình luận, Ấn Độ rất muốn hợp tác với ASEAN, xây dựng trạm giám sát vệ tinh ở Việt Nam là dự án lớn đầu tiên trong hợp tác công nghệ không gian giữa Ấn Độ và các nước ASEAN, Ấn Độ bắt đầu đánh con bài ngoại giao không gian với Trung Quốc.
Phó Tổng biên tập Tạp chí Tri thức hàng không Trung Quốc Vương Á Nam cho rằng, cho dù không xây dựng ở Việt Nam, từ lãnh thổ của mình, Ấn Độ vẫn có thể giám sát Biển Đông. Trong khi đó, vai trò thực chất của Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á là có hạn.
Xem thêm  Anh gai dep                                                                                     

Đối với Việt Nam, Ấn Độ là nước lớn quân sự của khu vực Nam Á, Việt Nam hy vọng tăng cường quan hệ với Ấn Độ để nâng cao tiếng nói của mình trong giải quyết tranh chấp Biển Đông. Trong tương lai, Ấn Độ và Việt Nam có thể sẽ có nhiều hợp tác hơn.
Trong khi đó, Pháp luật TP.HCM cũng dẫn thông tin từ hãng Reuters cho biết, các quan chức Ấn Độ cho hay nước này sẽ thiết lập ở TP.HCM một trạm theo dõi tín hiệu và thu nhận hình ảnh từ vệ tinh quan trắc Trái đất của Ấn Độ với phạm vi giám sát toàn khu vực, kể cả Trung Quốc và Biển Đông.
Theo Reuters, động thái này có thể khiến Bắc Kinh khó chịu nhưng lại củng cố thêm mối quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam.
Về lý thuyết, đây là một cơ sở vệ tinh dân sự quan trắc Trái đất nhằm ứng dụng vào môi trường, nông nghiệp, khoa học.
Tuy nhiên, các chuyên gia an ninh nói rằng với công nghệ hình ảnh được cải tiến, các hình ảnh đó cũng có thể đồng thời hỗ trợ cho các mục đích quân sự.
Giới chức Ấn Độ cho hay Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO) - một cơ quan trực thuộc chính phủ Ấn Độ - sẽ cấp ngân quỹ cho dự án này, dự kiến là vào 23 triệu USD.
Ấn Độ hiện đang tăng tốc chương trình không gian 54 năm của họ và hằng tháng đều thực hiện một đợt phóng vệ tinh. Ấn Độ cũng đã thiết lập các trạm vệ tinh ở các đảo Andaman, Nicobar, ở Brunei, Biak ở phía đông Indonesia và Mauritius.
Xem thêm  Anh gai xinh                                                                 

Trạm thiết lập ở Việt Nam sẽ giúp tăng khả năng của các trạm trên, theo người phát ngôn ISRO Deviprasad Karnik.
Nhưng không như các trạm ở các nước khác, trạm ở TP.HCM cũng được trang bị để nhận hình ảnh từ vệ tinh quan trắc Trái đất của Ấn Độ.
Trả lời Reuters, một quan chức chính phủ Ấn Độ có tham gia chương trình không gian của nước này cho biết Việt Nam cũng có thể sử dụng những hình ảnh đó mà không cần phải xin phép Ấn Độ, như một cách để đổi lại việc Việt Nam cấp vị trí lập trạm cho Ấn Độ.
Xem thêm  Du bao thoi tiet ha noi                                                    

Các quan chức Ấn Độ không nói cụ thể khi nào trạm sẽ bắt đầu vận hành. Trả lời hãng tin Reuters, Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận về sự tồn tại của dự án nhưng không cung cấp thêm chi tiết.
Chuyên gia an ninh hàng hải Collin Koh thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam của Singapore nói: "Về mặt quân sự, bước đi này rất đáng kể.
Đây là một việc có lợi cho cả Ấn Độ và Việt Nam, giúp lấp đầy các những năng lực còn thiếu ở phía Việt Nam đồng thời mở rộng tầm quan sát của Ấn Độ".